/uploadwb/hinhanh/may_offset_27417201810113_b__12312018115813_b_.jpg
Những ưu điểm của kỹ thuật in OFFSET:
- Chất lượng hình ảnh cả, sắc nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
- Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
- Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
- Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
Vì những tính năng ưu việt đó, kỹ thuật in offset trở thành một hình thức in được sử dụng phổ biến nhất trong in ấn thương mại.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, bắt kịp những xu thế mới trên thế giới, để đáp ứng được tiến độ sản xuất lớn, hoặc in ấn trên các vật liệu dạng cuộn dành cho các dòng máy dán tự động, kỹ thuật in nổi hay còn gọi là in flexo ra đời.
Thành phần chính của máy in OFFSET
Một đơn vị của thiết bị in gồm 3 bộ phận chính:
- Trục ống mang khuôn (gọi là trục ống bản);
- Trục ống mang tấm cao su ( còn gọi là ống offset);
- Trục ống in, hệ thống lô truyền ẩm và hệ thống lô truyền mực.
Máy in gồm 3 cụm chính: cụm chuyển giấy trắng, cụm ép in, cụm vận chuyển tờ in ra bàn nhận sản phẩm.
Kỹ thuật in offset cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, hình ảnh sắc nét nên rất thích hợp với việc sản xuất các sản phẩm in trên nền giấy như: sách báo tạp chí, catalogue, tài liệu quảng cáo tiếp thị, các ấn phẩm cần thiết cho doanh nghiệp...Sản phẩm in có thể một màu hoặc nhiều màu với kích thước khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Máy in Offset thường được nhập khẩu từ các nước Đức, Mỹ, Nhật…như: Komori, Heidelberg, Sakurai Oliver, Shinohara, Fuji, Hamada, Ryobi, Itoh, Nagai, Sugiyama, Katsuda Friend Hop, Yanagida, Shoei, Horizon, Stahl, Polar, Schneider, Wohlenberg, Uchida, Roland ....